3 CÁCH THỰC HÀNH ĐỌC THÀNH CÔNG KHI TRẺ NHỎ HỌC TIẾNG ANH

3 CÁCH THỰC HÀNH ĐỌC THÀNH CÔNG KHI TRẺ NHỎ HỌC TIẾNG ANH

3 CÁCH THỰC HÀNH ĐỌC THÀNH CÔNG KHI TRẺ NHỎ HỌC TIẾNG ANH

3 CÁCH THỰC HÀNH ĐỌC THÀNH CÔNG KHI TRẺ NHỎ HỌC TIẾNG ANH

Nora Ephron- Một nhà văn và nhà làm phim nổi tiếng người Mỹ. Ông đã từng nói: “Đọc sách là tất cả. Đọc sách khiến tôi cảm thấy mình đã đạt được một thứ gì đó, học được điều gì đó và trở thành một người tốt hơn. Đọc sách khiến tôi thấy mình thông minh hơn.” Đọc sách, bên cạnh việc giúp cải thiện các kỹ năng viết, giao tiếp và tư duy phản biện, cũng là công cụ giúp trẻ đạt được thành công ở trường và trong cuộc sống. Vậy làm thế nào chúng ta có thể hỗ trợ trẻ trên hành trình đọc sách? Trong bài viết này, Tiến sĩ Peter Watkins sẽ chia sẻ một số lời khuyên để thực hành đọc thành công cho trẻ.

Đọc chia sẻ trong lớp

Bước đầu tiên trên con đường khuyến khích trẻ đọc sách là thúc đẩy tình yêu đọc các câu chuyện trên lớp bằng cách tham gia vào một câu chuyện được chia sẻ bởi giáo viên. Giáo viên có thể giới thiệu câu chuyện và đọc to cho cả lớp nghe, nhẹ nhàng kiểm tra sự hiểu biết bằng cách đặt câu hỏi cho cả lớp. Giáo viên cũng có thể trình diễn những hình ảnh minh họa cho lớp và yêu cầu trẻ nhận xét về sự liên quan của những hình ảnh đó đến nội dung câu chuyện, hoặc mời chúng suy đoán về những gì sẽ xảy ra tiếp theo trong câu chuyện. Các hoạt động như vậy sẽ cung cấp cho trẻ những trải nghiệm đáng nhớ và có thể giúp nâng cao mối quan hệ của các thành viên trong lớp.

3 cach doc thanh cong
Đọc sách nuôi dưỡng đam mê.BrightBolt English Chinese Academy

Đọc thầm trong lớp

Theo Day và Bamford trong bài viết “10 nguyên tắc tiến hành Đọc mở rộng”, để trẻ phát triển khả năng đọc, giáo viên cần cung cấp nhiều thời gian hơn trong lớp để trẻ đọc im lặng kéo dài. Điều này tạo ra thói quen đọc tốt và tăng khả năng trẻ đọc bên ngoài lớp học.

Chúng ta nên nhớ rằng các tác phẩm phi hư cấu (non-fiction) cũng có thể đóng một vai trò nhất định trong những chương trình đọc. Khi người học chuyển từ ‘học để đọc” sang “đọc để học”, họ sẽ cần phải làm quen với các quy ước của văn bản phi hư cấu. Nếu lựa chọn được các văn bản phi hư cấu tốt thì sẽ vừa hỗ trợ cải thiện kĩ năng đọc lại vừa củng cố thêm nội dung cho các môn học khác trên trường. 

Đọc thành công ngoài lớp học

Về lâu dài, để trở thành một người đọc thành thạo, sẽ chẳng có cách nào khác ngoài việc dành thời gian để đọc và đọc càng nhiều càng tốt. Và một điều rõ ràng là thời lượng trên lớp sẽ không có nhiều cho việc học đọc, đó là lí do tại sao hầu hết thời gian đọc sẽ cần xảy ra bên ngoài lớp học. Giới thiệu một số đầu sách hay cho trẻ.

Ở cấp tiểu học.

Điều này sẽ yêu cầu giáo viên và phụ huynh phải hợp tác. Hỗ trợ nhau để tạo được môi trường đọc tích cực và đáng khích lệ cho trẻ ở nhà. Sự hợp tác này có thể được tạo ra theo nhiều cách.

Ví dụ, ban đầu giáo viên nên có những buổi họp với cha mẹ. Qua đó giải thích lý do nên đọc bằng tiếng Anh ở nhà. Điểm những lợi ích mà nó có thể mang lại. Giáo viên và phụ huynh có thể đặt mục tiêu cho trẻ về lượng sách cần đọc.  Phạm vi một tuần hoặc một tháng. Sau mỗi giai đoạn đọc như thế. Phụ huynh và giáo viên có thể viết ra những nhận xét ngắn gọn về những gì trẻ đã đạt được (có thể bằng tiếng anh hoặc tiếng mẹ đẻ). Những trao đổi này có thể được đăng lên một diễn đàn học tập của lớp hoặc một nhóm trực tuyến để chia sẻ giữa các gia đình với nhau.

Cha mẹ có thể hướng dẫn bằng tiếng mẹ đẻ. Những người không nói tiếng Anh thâm chí có thể học cùng con cái khi đọc. Và sẽ rất hữu ích nếu như có thêm bất cứ hỗ trợ nào từ giáo viên và trường học.

Đặc biệt đọc thành công khi:

Xây dựng mối liên kết giữa gia đình và nhà trường là đặc biệt cần thiết. Vì nếu không có sự hỗ trợ từ phụ huynh tại nhà. Trẻ sẽ không có nhiều cơ hội để đọc mở rộng. Điều này sẽ dẫn đến sự thiếu tiến bộ trong việc đọc. Những trẻ đọc yếu hơn sẽ ngày càng bị tụt lại phía sau. Bạn có biết giống như ‘hiệu ứng Matthew”. Đó là trẻ giỏi sẽ trở nên giỏi hơn và trẻ yếu sẽ trở nên yếu đi rất nhanh. Khi trẻ bị tụt lại so với các bạn cùng lứa. Chúng sẽ ngại đọc và lười đọc hơn. Điều này chắc chắn sẽ gây ra sự cách biệt lớn về khả năng đọc giữa trẻ với nhau.

(Nguồn: Blog ELT của Đại học Cambridge)