5 cách đơn giản bạn có thể giúp trẻ nhỏ rèn luyện tư duy phản biện

5 cách đơn giản bạn có thể giúp trẻ nhỏ rèn luyện tư duy phản biện

5 cách đơn giản bạn có thể giúp trẻ nhỏ rèn luyện tư duy phản biện

5 cách đơn giản bạn có thể giúp trẻ nhỏ rèn luyện tư duy phản biện

Kate Read, đồng tác giả của loạt giáo trình mẫu giáo hàng đầu, đưa ra một số lời khuyên thiết thực giúp con bạn ở độ tuổi mầm non có thể rèn luyện tư duy phản biện.

Quá nhỏ để tư duy phản biện?

Nói đến tư duy phản biện, mọi người thường nghĩ nó chỉ phù hợp để bắt đầu với những trẻ đã đến độ tuổi cuối tiểu học hoặc đầu trung học khi mà chúng đã thành thạo các kỹ năng đọc viết và số học cơ bản. Tư duy phản biện đôi khi được xem là một kỹ năng cấp cao, chỉ có thể được sử dụng thông qua các phương pháp truyền thống sau khi trẻ đã nắm vững những quy tắc cơ bản của ngôn ngữ. Nhưng điều này có thực sự đúng?

Tư duy phản biện là gì?

Tư duy phản biện được định nghĩa theo một số cách khác nhau, nhưng về bản chất, nó được hiểu chung là khả năng phân tích thông tin, đưa ra quyết định dựa trên thông tin và hiểu biết, và tìm ra các giải pháp độc đáo mà phù hợp cho những vấn đề và câu hỏi khác nhau. Những kỹ năng này, một khi đã học, có thể được sử dụng xuyên suốt cuộc đời và đang ngày càng trở nên quan trọng trong bối cảnh thế giới hiện nay.

Thay đổi quan niệm thông thường

Không bao giờ là quá nhỏ để trẻ bắt đầu tư duy phản biện. Chúng tôi nhận thấy cách tiếp cận tư duy phản biện cho trẻ tốt nhất là để nó đóng vai trò trung tâm tạo ra sự hợp tác trong quá trình học tập với trẻ. Một cách tiếp cận trong đó việc học không chỉ là ghi nhớ các từ đơn lẻ mà là tìm hiểu các khái niệm khác nhau thông qua phương tiện ngôn ngữ. Hãy khai thác từ đặc tính sẵn có là trẻ nhỏ luôn tò mò về thế giới xung quanh và sự tò mò đó sẽ là công cụ học tập quan trọng nhất cho trẻ.

Sau đây là 5 cách đơn giảnBrightBolt mách bạn có thể khuyến khích trẻ nhỏ tư duy phản biện:

5 cách đơn giản giúp trẻ rèn luyện tư duy phản biện
5 cách đơn giản giúp trẻ rèn luyện tư duy phản biện
  1. Đặt câu hỏi, đặt câu hỏi và đặt câu hỏi!

Hãy khuyến khích trẻ luôn đặt câu hỏi và tập trung vào câu hỏi Tại sao? nhiều hơn những loại câu hỏi khác. Khi trẻ hỏi, hãy trả lời trẻ một cách nghiêm túc và nhiệt tình, hoặc tham gia cùng chúng tìm ra câu trả lời.

  1. Cho phép trẻ khám phá

Khi bạn dạy trẻ bằng cách cung cấp một loạt thông tin, trẻ có thể sẽ không ghi nhớ được toàn bộ hoặc nhanh chóng quên đi. Tuy nhiên, nếu bạn hướng dẫn trẻ cách tự tìm hiểu, chúng sẽ hiểu bản chất vấn đề và ghi nhớ lâu hơn. Ví dụ, nếu bạn đang dạy trẻ về các hình khối, đừng bao giờ nói với chúng rằng một hình tam giác có ba cạnh còn một hình vuông thì có bốn cạnh. Thay vào đó, hãy để trẻ đếm, rút ​​ra kết luận và tự diễn đạt lại bằng lời. Với lứa tuổi trẻ nhỏ, khám phá có thể xảy ra thông qua quan sát, thử nghiệm và sai sót, và thậm chí là các thí nghiệm đơn giản.

  1. Dạy trẻ đừng ngại mắc lỗi

Để có thể thoải mái tư duy phản biện, trẻ em cần một môi trường mà chúng cảm thấy tự tin và thoải mái nắm bắt cơ hội cũng như không ngại mắc lỗi. Hãy cố gắng đừng chỉ trích khi trẻ trả lời sai mà thay vào đó sử dụng nó như một cơ hội khích lệ trẻ khám phá thêm. Chúng ta thường học được nhiều từ những câu trả lời sai hơn là những câu trả lời đúng!

  1. Tôn trọng và khuyến khích ý kiến cá nhân

Trẻ em nên được khuyến khích hình thành và chủ động bày tỏ quan điểm cá nhân ​​về những điều đơn giản nhất xung quanh chúng. Khi trẻ trình bày ý kiến về một vấn đề nào đó, ​​có nghĩa là chúng đã xử lý thông tin, kích hoạt thông tin và có những đánh giá về nó. Và bạn nên coi trọng ý kiến của trẻ một khi trẻ bày tỏ. Hãy xem thử liệu từ đó trẻ có thể phát triển thêm những ý tưởng mới hay không.

  1. Chơi mà học

Chơi trò chơi có thể là một cách tuyệt vời để trẻ đánh giá ý tưởng và thái độ của người khác theo tư duy phản biện, trong khi tự suy luận ra cách giải quyết của riêng mình cho các vấn đơn giản mà những trò chơi hay mang lại. Trò chơi cũng cung cấp cho trẻ những kỹ năng quan trọng để phản xạ với những điều có thể bất ngờ xảy ra khi chúng tiếp xúc những quan điểm khác nhau.

(Nguồn: Oxford University Press ELT)